
Với những người đam mê cây cảnh thì công việc được chăm sóc cho cây là một niềm vui sướng khó diễn tả được bằng lời. Để tạo được những cây kiểng nghệ thuật độc đáo, ấn tượng thì người chơi phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc. Sau đây cơ sở nhận chăm sóc mai tại TPHCM chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn các kỹ thuật Bonsai cơ bản cho việc tạo hình và chăm sóc cho cây cảnh để có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng với thời gian ít nhất và chi phí thấp nhất.
Với những kỹ thuật Bonsai đẹp cho thế cây ưng ý
Chọn cây
Một cây bonsai đẹp thì cần phải hội tụ các yếu tố đẹp từ 3 bộ phận, đó là thân, rễ, cành. Thân cây kiểng đẹp phải có hình dáng uốn cong, càng xù xì, càng lão hóa thì càng đẹp. Bộ rễ phải thật chắc khỏe, đều nhau, tỏa rộng 4 bên, ôm trọn toàn bộ cây. Cành cây thì có nhiều tán thì càng tốt, được uốn lượn theo hình xoắn ốc và những cành mọc vượt quá lớn tán cây kiểu thì nên cắt bỏ để tạo độ thẩm mỹ cao cho cây. Bên cạnh đó, các bạn nên chọn chậu trồng cây phải thật độc đáo để giúp tôn lên nét đẹp của cây.
Kỹ thuật Bonsai cơ bản trong cách tạo thế cây
Để tạo dáng cây đẹp thì bạn có thể sử dụng dây nhôm để uốn cành cây theo ý muốn của bạn. Những cành mọc chĩa lên hay đặc tính giống mai tết cảnh thì bạn có thể uốn cong xuống để tạo sự ấn tượng, mềm mại, uyển chuyển cho cây.
Cách quấn dây kẽm
Để quấn cây cho thật đẹp thì bạn hãy lấy một đầu kẽm cắm xuống đất, quấn quanh gốc cây trước rồi mới tiến hành quấn lên thân cây. Sau khi hoàn thành xong việc quấn dây cho cây thì bạn có thể đợi từ 6 đến 1 năm, tùy vào độ tuổi của cây để có thể tháo dây ra cho thích hợp, tránh để cây bị sẹo. Người chăm sóc cây có thể chọn các loại dây kẽm phù hợp với khả năng sinh trưởng của cây tại các cơ sở cho thuê mai đẹp giá rẻ.
Sang chậu và thay đất
Khi một thời gian cây sống trong chậu thì chất dinh dưỡng trong đất đã cạn kiệt nên điều cần làm là thay đất mới và thay luôn chiếc chậu mới. Cách nhận biết đơn giản nhất là cây không còn tươi tắn, bộ lá chuyển sang màu nhợt nhạt, nhuốm vàng bệnh hoạn, lớp đất ít đi,… Lời khuyên tốt nhất cho các bạn là nên sang chậu, thay đất cho cây vào mùa xuân là tốt nhất. Khi bứng cây ra khỏi chậu thì cây sẽ mất rất nhiều sức, vì thế bạn nên cắt bỏ bớt rễ lớn, rễ con đã quá già, các cành cây để đảm bảo cây vẫn sống tốt và tránh sự mất nước. Như vậy, những chậu Bonsai sẽ giữ được dáng đẹp và sinh trưởng tốt.
Bón phân
Sau khi thay đất, thay chậu xong thì bạn nên tiến hành bón phân định kỳ từ 1 đến 2 tháng/lần, tùy thuộc vào độ tuổi của cây mà liều lượng phân bón sẽ khác nhau.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc và bón phân cho cây Bonsai
Ngày đăng: 07-01-2016
Bài viết liên quan
- Nguyên tắc bón phân cho mai ghép trồng chậu (28-10-2015)
- Học cách ghép mai nhiều màu để chưng Tết (16-01-2017)
- Những món ăn ngon trong ngày tết cổ truyền (30-10-2015)
- Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa ba miền (06-01-2016)
- Cách tưới nước cho mai tết (18-12-2015)
- Những điều cần biết khi chăm sóc mai (06-01-2017)
- Giữ hoa mai lâu tàn (20-10-2015)
- Kỹ thuật uốn thân mai (24-11-2015)
- Đặc điểm và công dụng của các loài mai (16-11-2015)
- Cách chọn và chăm sóc mai Tết (13-01-2017)